Theo Science Alert, tất cả những gì được tìm thấy của quái vật “bọc thép” kỷ Devon này chỉ bao gồm phần “áo giáp” siêu cứng bọc quanh đầu của chúng, do đó việc tái hiện toàn bộ cơ thể ban đầu đã có chút sai lệch.

Đó là nhóm cá cổ đại thuộc chi Dunklosteus, bao gồm các loài thủy quái khổng lồ với bộ hàm và khoang miệng rộng đáng sợ. Các nghiên cứu trước đây dựa trên các phân này và chỉ ra chúng có thể đạt độ dài lên tới 10 m.

Chiếc đầu khổng lồ của thủy quái kỷ Devon với hàm răng đáng sợ – Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi nhà cổ sinh vật học Russell Engelman từ Trường Đại học Case Western Reserve (Ohio – Mỹ), cho thấy một vẻ ngoài hoàn toàn khác của sinh vật.

Cho dù sở hữu những cái miệng có thể cắn bay 22,9 kg thịt chỉ trong một cú đớp, nhưng thân hình của chúng lại nhỏ bé bất thường, với con lớn nhất chỉ khoảng 4 m.

Như vậy, cơ thể của chúng còn mất cân đối hơn cả cá mập ngày nay, vốn đã nổi tiếng với cái đầu cùng bộ hàm to khỏe vượt trội so với thân hình.

Mô hình tính toán mới dựa trên 4 hóa thạch Dunklosteus, một số hóa thạch các cá “họ hàng” cùng thời với chúng và cả hàng trăm loài cá còn sống ngày nay, cũng như các yếu tố từ môi trường sống, nguồn thức ăn… của thời đại mà chúng tồn tại, vốn rất khác biệt so với bây giờ.

“Có thể chính xác hơn khi mô tả nó là sự kết hợp giữa cá mập, cá mú, cá rắn viper, cá ngừ và cá piraiba” – tiến sĩ Engelman nói.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Peerj Life & Environment.


Thu Anh