Thống kê từ Công ty Nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ GFK Việt Nam cho thấy doanh số smartphone trên toàn cầu 2 tháng đầu năm chỉ đạt dưới 2,5 triệu chiếc, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ 2022. Hàng năm thị trường này cũng cho thấy có mức tăng trưởng 5%-15%.

Thông tin từ giới kinh doanh ngành hàng bán lẻ công nghệ, tình trạng sụt giảm về doanh số đối với 2 phân khúc smartphone dưới 5 triệu đồng và 5-10 triệu đồng đã được dự đoán trước. Nguyên nhân là kinh tế khó khăn, hàng loạt lao động không có việc làm. Đây là đối tượng chủ yếu tiêu thụ phân khúc điện thoại giá rẻ. Chưa kể lãi suất tăng cao cũng tác động đến việc hỗ trợ khách hàng tiêu dùng mặt hàng này.

Còn theo hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động, lũy kế 2 tháng đầu năm, tỉ trọng doanh số của phân khúc smartphone dưới 5 triệu và 5-10 triệu đồng tại chuỗi này lần lượt chiếm khoảng 24% (giảm 1%) và 32% (giảm 4%) so với cùng kỳ 2022. Còn theo đại diện CellphoneS, doanh số điện thoại bán ra trong 2 tháng giảm đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà bán lẻ cũng xác nhận thị trường này cũng đã sụt giảm đến 55%-60% từ cuối năm ngoái.

Doanh số smartphone giá rẻ luôn ở mức cao

Smartphone tầm giá từ 5-10 triệu đồng là phân khúc được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi đây là mức giá phổ biến và smartphone trong phân khúc này có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản. Doanh số bán ra của các mẫu smartphone dưới 5 triệu đồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nhóm sản phẩm, lên tới 54%, kế đến phân khúc các mẫu smartphone dưới 10 triệu đồng chiếm 30%

Do sức tiêu thụ giảm mạnh nên các hệ thống bán lẻ phải triển khai các chương trình khuyến mãi giảm giá sâu 30%-40%, tặng thêm dịch vụ bảo hành, trợ giá dịch vụ thu cũ đổi mới nhằm thu hút khách hàng giúp giảm bớt áp lực tồn kho cũng như thu hồi vón.

Các chuỗi bán lẻ cũng xác nhận trong những tháng sắp tới thậm chí cho đến cuối năm cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc nên phải chấp nhận giảm giá sâu, chấp nhận lỗ 15%-20% để bán tháo hàng ra.


Tin-ảnh: Ng.Hải