Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế nhộn nhịp. Ngôi làng nằm dọc theo bờ Nam hạ lưu sông Hương gần ngã ba Sình từ hơn 300 năm nay đã nổi tiếng với nghề làm hoa giấy thờ cúng, đặc biệt là hoa sen.

Người dân tỉ mẩn với từng bông hoa giấy

Hoa giấy vượt sông đi khắp nẻo

Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, rất dễ bắt gặp những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu được bày bán ở chợ làng quê và các chợ nơi phố thị. Hoa giấy cũng khoe sắc, tô điểm thêm cho mùa xuân xứ Huế, trên bàn thờ ngày Tết luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc.

Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như trang Ông, trang Bà, Am cảnh và ông táo. Hàng năm thay thế một lần vào Tết Nguyên đán, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống và đốt đi gọi là “Tẩu”. Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những nơi có người Huế cư ngụ mỗi khi tết đến, xuân về.

Những người dân làng Thanh Tiên đưa hoa đi bán

Bán hoa giấy

Đưa hoa đi bán

Màu hoa giấy Thanh Tiên

Hoa giấy Thanh Tiên

Vượt sông qua phố Bao Vinh

Người dân làng Thanh Tiên đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở vùng mình như cây lùng, cây tre cộng với sức sáng tạo phong phú đã tạo nên những bông lùng, hoa tre và nhuộm màu ngũ sắc. Bông lùng, hoa tre cũng chỉ dùng cho việc thờ cúng, dần dà phát triển nghề làm hoa giấy.

Với trí tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo, nghệ thuật, họ đã mô phỏng các loại hoa có ở tự nhiên như hoa bìm bìm (loa kèn), hoa cúc đơn, hoa cúc kép, hoa mắm nêm, hoa tường vi, hoa quỳ và sau đó là hoa sen.

Hoa giấy khoe sắc

Hoa giấy thường được sử dụng trong thờ cúng

Vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên

Khung cảnh yên bình ở làng hoa giấy Thanh Tiên

Du khách thích thú với sắc màu hoa giấy Thanh Tiên


Quang Nhật; ảnh: Lê Hoàng