Theo sách Trắng Thương mại điện tử 2021, Việt Nam có số lượng người mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 49,3 triệu người. Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh dẫn đến việc lượng hàng vận chuyển qua các nền tảng thương mại điện tử cũng tăng theo, kéo theo vai trò ngày một quan trọng của ngành logistics và chuyển phát nhanh.

Trong kế hoạch hành động của Chính phủ cũng đặt mục tiêu ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP với tốc độ tăng trưởng đạt 15-20% tính tới năm 2025. 

Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang dần thoát khỏi thế “bị động” trước kia, mạnh dạn lên tiếng, thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế số. Hiện doanh nghiệp chuyển phát không đơn thuần là đơn vị vận chuyển hàng hóa từ người bán đến tay người mua như trước, mà còn chủ động nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách hàng, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho người bán.

Một trong những doanh nghiệp chuyển phát nhanh đầu ngành là J&T Express đã phối hợp cùng báo Dân Trí thực hiện chuỗi tọa đàm trực tuyến “Chỉ Dẫn Đỏ” với 04 chủ đề: “Chuyển phát nhanh – Thành bại của bán hàng online”, “Sáng tạo trong chuyển phát nhanh và lợi ích cho khách hàng”, “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn” và “Chuyển phát nhanh tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”.

Thông qua các tập phát sóng, J&T Express – với chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực chuyển phát hàng hóa đa dạng – đã mang đến cầu nối kết nối doanh nghiệp các ngành nghề, lĩnh vực: từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá nhân, các đơn vị thu mua hỗ trợ bán các sản phẩm đặc thù, cho đến đơn vị chuyển phát nhanh…

J&T Express cũng là một trong những doanh nghiệp chuyển phát nhanh tiên phong ký kết hợp tác với các phần mềm quản lý bán hàng như Kiot Việt, Haravan, UPOS, Pancake. Qua đó, người bán không chỉ có thêm giải pháp theo dõi toàn bộ tiến trình của hàng hóa qua từng khâu: từ lúc nhập – xuất kho tới khi vận chuyển, mà còn được tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn từ hai phía đối tác. 


Vũ Phong